Cách đọc kết quả Double Test, chỉ số 1/250 có phải bình thường?
Kết quả xét nghiệm Double test toàn diện được đánh giá trên chỉ số của hai chất hoá sinh β-hCG tự do và PAPP-A kết hợp với siêu âm thai xác định độ mờ da, tuổi của thai phụ… Chỉ số 1/250 được đánh giá nằm trong ngưỡng an toàn với nguy cơ mắc phải hội chứng Down của thai nhi. Chi tiết cách đọc kết quả Double test sẽ có trong bài viết sau!
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm Double test
Kết quả xét nghiệm Double test có thể giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ thai nhi gặp phải 3 hội chứng: Down, Patau, Edwards… do bất thường NST. Double test làm khi nào? Double test được tiến hành dựa trên mẫu máu của mẹ bầu được rút ra từ tĩnh mạch ở giai đoạn 11 đến 13 tuần tuổi thai nhi.
Thông qua việc định lượng 2 chỉ số hoá sinh β-hCG tự do và PAPP-A kết hợp với độ mờ da gáy, tuổi thai nhi, tuổi mẹ bầu để đánh giá một cách toàn diện. Cụ thể:
1. Định lượng 2 chỉ số β-hCG và PAPP-A
Các thông số β-hCG và PAPP-A cho giá trị bình thường khi hiệu chỉnh sau cùng đều bằng 1 MoM. Thai nhi có nguy cơ cao bị các hội chứng liên quan đến bất thường NST nếu:
- Chỉ số β-hCG tự do của thai nhi sau khi phân tích trong máu của thai phụ có thông số thấp hơn 0, 4 MoM hay cao hơn 2,5 MoM .
- Chỉ số PAPP-A có thông số thấp hơn 0,4 MoM.
2. Độ mờ da gáy thông qua siêu âm thai
- Độ mờ da gáy cao hơn 3,5mm: Nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.
- Độ mờ da gáy thấp hơn 3,5mm: Nguy cơ dị tật bẩm sinh thấp.
3. Tuổi mẹ quy định ngưỡng an toàn của thai nhi với các nguy cơ dị tật
- Hội chứng Down: Ngưỡng an toàn được quy định là 1:250. Nếu kết quả Double test có mẫu số >250 thì thai nhi có nguy cơ thấp, mẫu số <250 thì thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Down.
- Hội chứng Patau, Edwards: Ngưỡng an toàn được quy định là 1/100. Nếu kết quả Double test có mẫu số >100 thì thai nhi có nguy cơ thấp, mẫu số <100 thì thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Patau, Edwards.
Như vậy, kết quả Double test chỉ số 1/250 được đánh giá ở trong ngưỡng an toàn với nguy cơ mắc phải hội chứng Down.
Nếu cảm thấy chưa yên tâm về kết quả này, bạn có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm NIPT hoặc xét nghiệm Triple test để khẳng định lại tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Kết quả Double test bình thường sẽ được đánh giá dựa trên 3 yếu tố quan trọng trên đây. Có nghĩa là mẹ bầu phải thực hiện kết hợp đồng thời cả siêu âm thai và xét nghiệm Double test mới có thể đánh giá toàn diện về sự phát triển của thai nhi cũng như nguy cơ dị tật.
Cần làm gì sau khi nhận kết quả xét nghiệm Double test?
Thông thường kết quả xét nghiệm Double test sẽ có sau 1 ngày làm việc. Căn cứ vào kết quả nhận được, bác sĩ sẽ có những tư vấn hợp lý cho từng trường hợp thai phụ. Cụ thể:
- Với kết quả Double test nguy cơ thấp: Mẹ bầu có thể an tâm hơn nhưng không được chủ quan. Cần theo dõi thai cũng như thực hiện các sàng lọc trước sinh khác đúng định kỳ. Dị tật thai nhi có thể phát sinh ở bất cứ giai đoạn nào trong suốt thai kỳ.
- Với kết quả Double test nguy cơ cao: Hãy bình tĩnh lắng nghe tư vấn của bác sĩ để thực hiện thêm các xét nghiệm khác có độ chính xác cao hơn giúp mẹ chắc chắn về tình trạng của thai nhi.Hiện nay Double test cho tỷ lệ dương tính giả lên đến 10 – 20% và cũng không phải là phương pháp giúp chẩn đoán chắc chắn về sức khoẻ thai nhi.
Độ chính xác cao nhất mà kết quả Double test mang lại chỉ đạt 90% nên phương pháp này hiện không còn là lựa chọn sử dụng của nhiều mẹ bầu nữa. Thay vào đó, xét nghiệm NIPT cho phụ nữ mang thai đang ngày càng phổ biến.
Sàng lọc trước sinh NIPT hiện nay có thể giúp tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi với kết quả chính xác lên đến hơn 99%. Đây là phương pháp không xâm lấn nên an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi. NIPT giúp hạn chế tối đa việc thai phụ phải thực hiện sang các xét nghiệm xâm lấn nguy hiểm khác như: Chọc ối, sinh thiết gai nhau… Mẹ bầu có thể lựa chọn xét nghiệm này để chắc chắn hơn về tình trạng thai nhi.
Tóm lại, bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết về cách đọc kết quả xét nghiệm Double test cho mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh, bình an đón bé yêu chào đời. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!